Cơn sốt và sự phát triển quá nhanh của NFT khiến nhiều người nghi ngại, các chuyên gia phân tích thị trường cho rằng giá của các tác phẩm NFT cũng đang bị thổi phồng quá mức so với giá trị thực.
NFT (Non-fungible token) một loại tài sản số ứng dụng công nghệ Blockchain (chuỗi khối) đang tạo nên cơn sốt toàn cầu thu hút sự quan tâm và tham gia của giới đầu tư.Theo CNBC, nhiều người dùng trên khắp thế giới sẵn sàng chi hàng triệu USD để thu thập, đầu tư và giao dịch NFT với hi vọng rằng đây sẽ là một khoản đầu tư siêu lợi nhuận trong tương lai.
Thế nhưng, các chuyên gia theo dõi NFT vẫn đang hoài nghi về sự bền vững cũng như tính rủi ro của NFT và khuyến cáo người dùng chỉ nên mua một tác phẩm nào đó khi học thật sự muốn sở hữu nó chứ không nên chỉ chạy theo xu thế hay ảnh hưởng bởi hội chứng FOMO (tâm lý sợ bị bỏ lỡ).
“Đừng mua vì nó là NFT. Hãy mua vì bạn thích tác phẩm nghệ thuật mà nó đại diện hoặc vì nghĩ đến cộng đồng hay muốn có một bộ sưu tập thú vị. Bạn muốn sở hữu NFT và nội dung của nó chứ không phải vì nền tảng hỗ trợ”, đó là lời khuyên của Evan Cohen, nhà đồng sáng lập của Vincent dành cho những ai đang có ý định tham gia vào mạng lưới này.
Dù mới nổi lên trong một thời gian ngắn, một lượng tiền lớn đã được giao dịch giữa các nhà sưu tập. NonFungible, kênh theo dõi dữ liệu bán hàng cho biết, kể từ năm 2017, việc giao dịch các bộ sưu tập NFT đã đạt doanh số 6,2 tỷ USD, trong khi đó, lĩnh vực nghệ thuật kỹ thuật số chỉ đạt tổng doanh số 1,9 tỷ USD.
Giáo sư ngành khoa học máy tính tại Đại học Monash, Jon McCormack đánh giá, những tác phẩm nghệ thuật và đồ sưu tầm trở thành mặt hàng được giao dịch phổ biến của NFT vì chúng phù hợp với tính năng của công nghệ này một cách tự nhiên. Nhược điểm của các tác phẩm truyền thống và một số tác phẩm số là dễ dàng bị sao chép, vì vậy, với việc có thêm chứng chỉ xác thực như NFT (tài sản không thể thay thế, với mỗi NFT là một mã định danh độc nhất) thực sự rất quan trọng để củng cố quyền sở hữu, bản quyền đối với mỗi tác phẩm.
Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn đang lo ngại đây có thể là giai đoạn quá sớm để đánh giá tiềm năng của NFT. Thị trường NFT đang phát triển quá nhanh bởi sự thổi phồng và đầu tư quá mức. Theo phân tích từ DappRadar - công ty theo dõi thị trường NFT và các tài sản phi tập trung khác, khối lượng giao dịch NFT đã tăng 38.000% so với cùng kỳ năm trước, cán mốc 10,7 tỷ USD lượng tiền giao dịch.
Michael Every, người đại diện bộ phận nghiên cứu thị trường tài chính khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Rabobank cũng có chung mối quan ngại khi đánh giá rằng: “NFT có thể là đỉnh của mọi loại mô hình bong bóng. Ngay cả khi hiểu rõ động lực nào đã thúc đẩy thị trường này, cũng như lý do người dùng trẻ bị hấp dẫn tôi vẫn vô cùng lo lắng”.
Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn đang lo ngại đây có thể là giai đoạn quá sớm để đánh giá tiềm năng của NFT. Thị trường NFT đang phát triển quá nhanh bởi sự thổi phồng và đầu tư quá mức. Theo phân tích từ DappRadar - công ty theo dõi thị trường NFT và các tài sản phi tập trung khác, khối lượng giao dịch NFT đã tăng 38.000% so với cùng kỳ năm trước, cán mốc 10,7 tỷ USD lượng tiền giao dịch.
Michael Every, người đại diện bộ phận nghiên cứu thị trường tài chính khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Rabobank cũng có chung mối quan ngại khi đánh giá rằng: “NFT có thể là đỉnh của mọi loại mô hình bong bóng. Ngay cả khi hiểu rõ động lực nào đã thúc đẩy thị trường này, cũng như lý do người dùng trẻ bị hấp dẫn tôi vẫn vô cùng lo lắng”.
NFT (non-fungible token) - là một loại tài sản số hiện diện trong một Blockchain, mỗi NFT là chứng chỉ kỹ thuật số du nhất đại diện cho quyền sở hữu một tài sản như tác phẩm nghệ thuật hoặc đồ sưu tầm. Bạn có thể đọc thêm bài viết NFT là gì? Vì sao NFT tạo nên cơn sốt toàn cầu? Cơ hội và rủi ro khi đầu tư vào NFT? để hiểu rõ hơn về loại hình đầu tư đang bùng nổ này. Dữ liệu từ hệ thống từ điển Collins Online Dictionary cho thấy, so với năm ngoái, tần suất tìm kiếm và sử dụng từ khóa NFT tăng 11.000%, vượt cả các chủ đề nóng như Covid-19, Crypto, Metaverse và đang trở thành Từ khóa của năm.
Tags:
Xu hướng NFT