NFT có thể dùng để rửa tiền
NFT với nhiều lỗ hổng trong việc xác định danh tính người giao dịch đã là dấy lên những nghi ngại về việc “NFT có thể là công cụ để rửa tiền hay không?”Điều gì ở NFT khiến những kẻ rửa tiền yêu thích?
Sự phát triển mạnh mẽ NFT có thể nói là thời cơ vàng cho những kẻ muốn rửa tiền bởi những lý do dưới đây:NFT được sự hỗ trợ của công nghệ Blockchain, khiến cho việc tăng độ khó khi muốn truy vết ra danh tính của kẻ rửa tiền.
Các tác phẩm giao dịch chủ yếu thuộc chủ đề nghệ thuật, nên việc định giá rất vô chừng. Vì “nghệ thuật” thì không có quy chuẩn định giá nào cả. Người muốn rửa tiền chỉ cần “tôi cảm thấy nó đẹp và giá trị” nên mua. Vậy nên, một bức tranh vô giá trị ngoài đời thực nhưng trên NFT và qua tay những kẻ rửa tiền có thể có giá lên tới hàng chục triệu đô.
NFT đang bị thổi phồng về giá trị công nghệ. Cùng với đó làn sóng FOMO (Sợ bỏ lỡ) những giao dịch lên đến hàng triệu đến hàng chục triệu đô là điều hết sức “bình thường”. Từ đó, các giao dịch “bình thường” này lại trở thành “tấm gương” trên truyền thông, thay vì bị đặt dưới sự nghi ngờ của công chúng. Điều này giúp kẻ rửa tiền dễ dàng ẩn danh hơn.
NFT vẫn chưa được các nhà quản lý quan tâm đúng mức. Đúng hơn, nó chưa có một cơ chế kiểm soát chặt chẽ để kiểm soát danh tính hay truy thu thuế với các giao dịch giá trị cao. Khi các quy định còn đang bỏ ngỏ thì đây cũng là thời cơ vàng cho kẻ rửa tiền.
Theo Hướng dẫn giám định gian lận năm 2021 của ACFE:
Khi tiền điện tử được áp dụng và sử dụng phổ biến hơn, nó có thể tham gia vào một loạt các kế hoạch gian lận, trong đó không gì hấp dẫn hơn là rửa tiền. Chuyển tiền bất hợp pháp thành tiền điện tử, sau đó chuyển từ tiền điện tử thông qua các giao dịch phức tạp trên nhiều ví, khiến cho việc truy tìm con đường của các quỹ bất hợp pháp đối với cơ quan điều tra gian lận và thực thi pháp luật trở nên khó khăn hơn.
Con đường rửa tiền bằng NFT của những kẻ trục lợi
Rửa tiền là hành vi biến thu nhập phi pháp thành tài sản hợp pháp mà cơ quan quản lý không thể truy ra nguồn gốc phi pháp của nó. Để hoàn thành quy trình chuyển đổi này, thường sẽ trải phải qua ba bước:Thứ nhất: Placement - Đưa tiền vào hệ thống tài chính. Nghĩa là làm cách nào đó để số tiền phi pháp có mặt trong nền kinh tế hợp pháp (hoặc ít nhất là chưa phi pháp).
Thứ hai: Layering - Ngụy trang số tiền giống như là hợp pháp. Kẻ rửa tiền thực hiện các giao dịch chuyển tiền từ nơi này qua nơi khác dưới danh nghĩa, hình thức nào đó.
Thứ ba: Integration - Biến tiền “bẩn” thành tiền “sạch” và đem lưu thông. Sau khi thực hiện các giao dịch thành công, tiền đã “sạch”. Kẻ rửa tiền lúc này có thể tùy ý sử dụng tiền phi pháp một cách an toàn, không lo bị cơ quan điều tra sờ gáy.
Blogger Cryptowhale, người có bài viết lên án về hình thức rửa tiền bằng NFT, đã đưa ra một ví dụ như sau:
Đầu tiên, A tạo ra một token (NFT) của riêng mình và "shill" - kích thích mọi người mua nó. Sau đó, anh ta xả sạch và bỏ mặt dự án. Đây là một dạng "exit scam" kinh điển trong thị trường Crypto (tiền điện tử). Số Crypto mà A thu được rõ ràng là "phi pháp". Bây giờ A sẽ phải tìm cách để "rửa" nó.
Bước 1: A mua một tấm hình JPEG thật bằng tiền thật với giá rẻ, rồi tạo một tài khoản ảo và đưa bức ảnh đó lên sàn đấu giá dưới dạng NFT. Tiếp đến, A sử dụng số crypto bẩn kia để tham gia cuộc đấu giá. Đây là cách đưa tiền vào hệ thống dòng tiền.
Bước 2: Không ai khác, chính A lại là người mua lại sản phẩm của mình thông qua một tài khoản ẩn danh khác. Các tài khoản giao dịch NFT ẩn danh là lợi thế cho kẻ rửa tiền che dấu thân phận. Khác với cuộc đấu giá thông thường, giá càng cao thì càng lậu, cuộc đấu giá NFT chỉ diễn ra vài phút có thể đấu lên đến hàng triệu đô. Cuộc đấu giá hoàn tất, A đã thành công biến tiền “bẩn” thành tiền”sạch”.
Bước 3: Cuối cùng, A có thể khai báo mình đã bán bức hình JPEG kia dưới dạng NFT và hàng triệu đô là tiền thu được từ bán một tác phẩm hợp pháp. Bây giờ, tiền này đã có thể lưu thông trong thị trường và đời sống như bao đồng tiền khác.
Kịch bản trên có thể thay đổi trong một số trường hợp. Tùy biến, đổi crypto từ blockchain này sang blockchain khác, swap trên DEX hay thay đổi các crypto sang dạng có tính ẩn danh cao hơn như XMR,... khiến cho việc truy ngược nguồn gốc gần như không thể.
NFT là một trào lưu nhất thời hay xu hướng tương lai?
Tất nhiên, NFT không được tạo ra với mục đích để rửa tiền. Trong những trường hợp khác, NFT có thể sử dụng để làm phương tiện marketing cho sản phẩm, nhãn hàng. Điều này rõ ràng vì NFT đang là trào lưu, xu hướng được săn đón nhất ở hiện tại, nên nó dễ dàng tiếp cận đến những khách hàng trẻ, hiện đại, có kiến thức chuyên sâu và có nhiều tiền hơn.
Phải nói, có lẽ chính những người hiểu rõ nhất bản chất NFT là gì, cũng chẳng thể lý giải nổi vì sao có những lúc giá của một NFT lại cao đến thế? Với số tiền đó, họ hoàn toàn có thể mua một căn hộ hạng sang ở New York, nhưng tại sao nhiều người lại chấp nhận rủi ro, bỏ ra hàng chục triệu đô để sở hữu một bức ảnh số. Có 2 cách lý giải, một là những kẻ rửa tiền dùng chúng để hợp thức hóa tài sản, hai là những người gặp hội chứng FOMO thấy ra đây là một hình thức đầu tư sinh lời nhanh, nên quyết liều đầu tư mà không hiểu giá trị, bản chất vấn đề.