Cách kiếm tiền từ NFT như thế nào?

Nhiều người đã kiếm được hàng triệu đô từ NFT. Sự bùng nổ của loại hình tiền điện tử đang ngày càng được quan tâm. Vậy các nhà đầu tư kiếm tiền từ NFT như thế nào?

Trang Coindesk cho biết, tổng số tiền người dùng chi tiêu để mua NFT (non-fungible token) trong năm vừa qua đã vượt con số 12,6 tỷ USD. NFT đang trở thành “mảnh đất mới” cho các nhà đầu tư “cày cuốc”, cùng hi vọng đổi đời.

Có nhiều cách kiếm tiền từ NFT chẳng hạn như: Phát hành tác phẩm nghệ thuật, sưu tầm vật phẩm hoặc đầu tư token vào các dự án game,....

Do NFT có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống từ giải trí, nghệ thuật, đến kinh doanh, giáo dục, kỹ thuật số. Do đó các nhà đầu tư cũng có nhiều lựa chọn khi muốn kiếm tiền từ NFT.

Kiếm tiền từ phát hành, mua bán tác phẩm nghệ thuật NFT

Cách kiếm tiền từ NFT phổ biến nhất hiện nay là phát hành, mua bán các tác phẩm nghệ thuật. Các bức tranh, ảnh kỹ thuật số, bài hát kỹ thuật số,... là một trong những NFT phổ biến và dễ có giá trị lợi nhuận cao. Đây cũng là lĩnh vực NFT tạo ra doanh số cao nhất cho đến hiện tại.

NFT được xem là cuộc cách mạng cho những người sáng tạo nghệ thuật khi trao quyền sáng tạo, bằng chứng về tính xác thực và lợi nhuận từ tác phẩm của họ. Khi phát hành một tác phẩm, bạn có quyền bán nó và hưởng lợi nhuận. Nếu là nhà sáng tạo meme, bạn sẽ được hưởng lợi tiền bản quyền khi các meme này được lưu hành.



Nếu không phải nhà sáng tạo nghệ thuật, bạn cũng có thể đầu tư, sưu tầm tác phẩm sau đó trao đổi, bán lại các tác phẩm NFT để hưởng lợi nhuận chênh lệch. Vì mỗi NFT là đại diện duy nhất cho một tác phẩm, nên khi mua bạn có toàn quyền sở hữu và chuyển nhượng lại. Không giống như một bài hát trên các trang mạng thu phí, bạn chỉ được quyền thưởng thức chứ không có quyền sở hữu hay bán nó.

Vậy việc bán tác phẩm NFT có thể kiếm được bao nhiêu tiền? Thực tế không có mức định giá các tác phẩm NFT là rất vô chừng, có thể không đáng giá 1 đô cũng có thể đáng giá hàng chục triệu đô. Tác phẩm NFT đắt giá nhất hiện nay là The Merge - tác phẩm hội họa kỹ thuật số đã được bán với giá 91,8 triệu USD, ngày 6/12/2021. Tác phẩm được tạo bởi họa sĩ ẩn danh có tên là Pak.

Kiếm tiền từ NFT thời trang

Tương tự việc kiếm tiền từ tác phẩm nghệ thuật, các mặt hàng thời trang, những bộ sưu tập phiên bản giới hạn cũng có thể trở món hàng đắt giá khi được đưa lên NFT. Với khả năng đảm bảo tính xác thực cao, NFT giúp người mua tránh được nguy cơ mua phải hàng giả, hàng nhái. Đây chắc chắn sẽ là xu hướng được nhiều thương hiệu lựa chọn trong tương lai.



Minh chứng rõ ràng nhất cho xu hướng tiềm năng này là bộ sưu tập thời trang NFT "Collezione Genesi" gồm 9 sản phẩm thời trang hợp tác với nền tảng UNXD, được tung ra năm 2021. Ngay từ lúc ra mắt, thương hiệu đã kiếm được 5,7 triệu từ bộ sưu tập có 1-0-2 này.

Kiếm tiềm từ game NFT

Tham gia vào game NFT là xu hướng thịnh hành năm vừa qua. Các game NFT đều có một loại tiền tệ gọi là token. Bằng việc việc chơi game và hoàn thành các nhiệm vụ, người chơi sẽ thu thập các token. Token này sau đó có thể quy đổi sang các loại tiền điện tử và có thể tham gia các giao dịch mua bán bằng tiền điện tử, hoặc rút về ví.


 
Ngoài việc thu thập token từ chơi game, người chơi còn có thể sưu tầm, sở hữu, mua bán các vật phẩm game. Các vật phẩm, phụ kiện game NFT đều là độc quyền mà duy nhất chỉ có bạn sở hữu và quyết định giá trị.

Một số game NFT thu hút lượng lớn người chơi tại Việt Nam hiện nay có thể kể đến như: Axie Infinity, Simba Empire, The Sandbox, Evolution Land, CryptoBlades. Tuy nhiên, để tham gia vào những tựa game NFT này người chơi cũng phải bỏ một số vốn nhất định.

Kiếm tiền từ việc đầu tư vào các dự án start-up NFT

Đầu tư vào các dự án NFT ngay từ ban đầu cũng là một cách kiếm tiền cho các nhà đầu tư.

Thỉnh thoảng, NFT sẽ tung ra các dự án mới dành cho những nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Tùy thuộc vào loại tài sản bạn đang sở hữu hãy chọn đầu tư ngắn hạn hoặc dài hạn. Nên chọn các dự án NFT được xếp hạng cao, vì các dự án này có khả năng mang lại lợi nhuận cao hơn.

 


Việc rót vốn vào các dự án start-up NFT giúp cho nhà đầu tư có thể kiếm được khoản lợi nhuận khổng lồ trong tương lai khi dự án phát triển. Tuy nhiên, nếu đầu tư bạn phải là người có kiến thức trong việc nghiên cứu, đánh giá, lựa chọn các dự án tiềm năng. Đầu tư vào các dự án ảo, ăn xổi cũng có thể khiến bạn mất trắng.

(Mua Thấp / Bán Cao)

Ngoài những cách kể trên, NFT Flipping cũng là một cách kiếm tiền NFT hiệu quả dành cho bạn nào muốn tìm hiểu. Với cách này, đòi hỏi bạn phải có kỹ năng tìm hiểu thị trường ngách. Đây là một thị trường có tính cạnh tranh cao, lợi nhuận lớn nhưng bạn nên cân nhắc trước khi quyết định mua vào hay bán ra tài sản giao dịch.

Về nguyên tắc để sinh lợi nhuận, kiếm tiền bằng NFT Flipping hiểu đơn giản là mua NFT từ các nhà giao dịch khác với giá thấp rồi bán ra với giá cao và hưởng hoa hồng chênh lệch.



Tuy nhiên, nếu bạn không hiểu về thị trường, không thẩm định được giá trị và không đón được xu hướng bạn có thể mua vào mà rất khó bán ra được. Như khi bạn mua phải một bức tranh kỹ thuật số NFT không có giá trị (vì bất kỳ ai trên NFT cũng có thể tạo ra tài sản của mình mà không có ai thẩm định giá trị, chất lượng), vậy khi bạn bán ra, sẽ có ai đồng ý mua tác phẩm đó.

NFT đang được nhiều người coi là kênh đầu tư tiềm năm, tuy nhiên, hình thức này cũng ẩn chứa đẩy rủi ro và cạm bẫy, có thể khiến nhà đầu tư “trắng tay” nếu không am tường công nghệ mới này.

Nguy cơ đầu tiên có thể kể đến là về vấn đề bản quyền. NFT là duy nhất, nhưng nhiều tác phẩm trên thực tế đã bị đánh cắp rồi gắn mã NFT được rao bán. Người tham gia vào NFT có thể sử dụng tài khoản ẩn danh, rất khó để xác thực danh tính, chủ nhân thực sự của tài sản nên nếu mua phải hàng giả, hàng nhái cũng rất khó để kiện cáo. Công nghệ mới này cũng chưa có quy định pháp lý cụ thể để bảo vệ người dùng. Những kẽ hở này khiến nhiều người đặt nghi vấn “NFT có phải công cụ rửa tiền?

Khi công nghệ NFT trở nên phổ biến, khả năng những đợt tấn công đánh cắp tài sản số từ các hacker cũng có thể xảy ra. Vì lĩnh vực này còn khá mới và chưa có quy định pháp lý, rất khó để cơ quan chức năng xử lý khi có rủi ro xảy ra.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn